Thần kinh yếu là chứng bệnh khá phổ biến ở Việt Nam và trên thế giới. Chứng bệnh này khiến cho cơ thể lâm vào tình trạng mệt mỏi, suy nhược, ảnh hưởng nghiêm trọng tới học tập, làm việc, cuộc sống hàng ngày nhưng người bệnh lại bế tắc không biết cách khắc phục ra sao.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem thần kinh yếu là chứng bệnh như thế nào? Làm cách nào để khắc phục chứng thần kinh yếu?

Thần kinh yếu là bệnh gì?

Thần kinh yếu là bệnh tâm căn được biết tới với tên gọi quen thuộc hơn là bệnh suy nhược thần kinh. Những ai không may mắc chứng bệnh này cơ thể đều cảm thấy suy kiệt, ra rời, căng thẳng, mất ngủ… Tình trạng tâm lý bị nặng nề như vậy ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng sống.

Theo các con số thống kê, tại Việt Nam tỷ lệ mắc chứng mức thần kinh yếu chiếm 3% – 4% tổng số dân (con số này ở châu Âu là 5% – 10%). Số lượng người mắc bệnh này ở nam nhiều hơn nữ, phổ biến trong khoảng từ 20 – 45 tuổi.

Chứng thần kinh yếu xuất hiện ở nhóm người làm việc trí óc nhiều hơn người lao động chân tay. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh dễ bị trầm cảm.

Bản chất của suy nhược thần kinh là tình trạng rối loạn chức năng của vỏ não và một số trung khu dưới vỏ do tế bào não làm việc quá căng thẳng dẫn tới suy nhược. Chứng bệnh này ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại do áp lực công việc kéo dài, các chấn thương tâm lý. Người bị suy nhược thần kinh luôn cảm thấy mệt mỏi, đầu đau âm ỉ, khó tập trung, khó ngủ, mất ngủ, lo âu…

Nguyên nhân dẫn tới chứng thần kinh yếu

Thần kinh yếu (suy nhược thần kinh) được gây ra bởi các vấn đề tâm lý, căng thẳng, lo âu, sợ hãi… kéo dài do áp lực hay cú sốc trong cuộc sống, điển hình như:

  • Lao đông trí óc quá mức trong thời gian dài
  • Cuộc sống căng thẳng, áp lực liên tục
  • Thiếu ngủ thời gian dài
  • Không gian sống hay làm việc có nhiều yếu tố tác động tới tâm lý như tiếng ồn
  • Trải qua cú sốc lớn như mất người thân, thất bại phá sản

Thêm vào đó người bị mắc các bệnh mãn tính như viêm loát dạ dày, viêm xoang… nghiện rượu cũng dễ dẫn tới thần kinh suy nhược.

Triệu chứng nhận biết chứng thần kinh yếu

  • Hội chứng dễ bị kích thích hay kích thích suy nhược: Cảm thấy khó chịu với bất kỳ tiếng động nào, khi tình trạng suy nhược mệt mỏi kéo dài trên 3 tháng thì nghỉ ngơi cũng không cảm thấy đỡ mệt
  • Nhức đầu âm ỉ, vùng trán, thái dương, đỉnh đầu đều âm ỉ đau cả ngày. Mức độ nhức đầu tăng lên mỗi khi căng thẳng, mệt mỏi
  • Mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu, tỉnh dậy mệt. Ban ngày buồn ngủ nhưng đêm nằm không ngủ được
  • Tim và huyết áp không ổn định, hoa mắt chóng mặt, đau cổ, đau cột sống
  • Rối loạn cảm xúc: Dễ xúc động, hồi hộp, lo lắng vô cớ. Trí nhớ kém, năng lực học tập và làm việc suy giảm

Chứng thần kinh yếu gây ra những hậu quả nghiêm trọng gì?

Thần kinh yếu, suy nhược không trực tiếp đe dọa tính mạng người bệnh nhưng nó gián tiếp gây ra những hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe. Chứng suy nhược tác động lên hệ thần kinh giao cảm, hệ tim mạch… làm cho huyết áp bất ổn, rối loạn tuyến mồ hôi, khó thở, đau ngực…

Thần kinh suy nhược khiến người bệnh mất ngủ, mặc dù rất buồn ngủ, ngày “ngủ gà ngủ gật” nhưng lại khó ngủ, ngủ không ngon. Tình trạng này kéo dài khiến người bệnh rất mệt mỏi, đâu đầu

Người bị chứng thần kinh yếu khó kiểm soát cảm xúc, hành vi, dễ cáu gắt, bực bội vô cơ, sống thu mình với người xung quanh

Làm cách nào để khắc phục chứng thần kinh yếu

Chứng bệnh xuất phát từ tâm lý vì vậy để giải quyết tận gốc phải gỡ bỏ các vấn đề tâm lý

Người bị thần kinh yêu cần tâm sự, chia sẻ, giãi bày với người thân, bạn bè hay các chuyên gia tâm lý để giải tỏa khúc mắc, lo âu trong lòng.

Người bệnh cần được tư vấn để hiểu rõ sự nghiêm trọng của vấn đề mình đang gặp phải, từ đó hợp tác chặt chẽ với bác sĩ trong việc điều trị tận gốc và hạn chế tác nhân gây sang chấn

Tập yoga, khí công, ngồi thiền… giúp thư giãn đầu óc, cân bằng tâm lý, kiểm soát cảm xúc.

2.8 5 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest

1 Bình luận
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
Huỳnh thị mỹ châu
Huỳnh thị mỹ châu
3 years ago

Tôi thường xuyên mất ngủ cả ngày lẫn đêm người mệt mơi bồn chồn hồi hộp lo lắng mồ hôi đổ ra nhiều dù ko làm việc vẫn ra mồ hôi

×
Đăng ký thành công!
1
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x