A. Hội chứng suy nhược thần kinh

1. Trạng thái kích thích suy nhược

Bản chất biểu hiện một số suy yếu về quá trình ức chế, tức là bệnh nhân ở trạng thái hưng phấn lan tỏa.

Biểu hiện: bệnh nhân dễ cáu kỉnh, dễ kích thích, dễ nhạy cảm với các kích thích, thông thường khó tập trung, khó nhớ. Bệnh nhân dễ bị kích thích, bất cứ 1 kích thích nhỏ nào cũng làm cho bệnh nhân khó chịu như tiếng ồn ngoài phố, tiếng nói chuyện to, tiếng cười, tiếng động của 1 vật rơi… tất cả đều làm cho người bệnh bực tức. Sự kích thích dễ bùng và cũng dễ tắt để thay thế nhanh bằng phản ứng suy nhược, chóng mệt mỏi, có thể hưng phấn làm việc hăng hái 1 thời gian nhưng sau đó lại suy nhược kéo dài. Lúc đầu người bệnh phản ứng, bực tức trong gia đình, trong công việc về sau trong mọi trường hợp. Do dễ bị kích thích người bệnh tỏ ra thiếu nhẫn nại, ai làm điều gì không vừa ý hoặc chậm trễ thì gắt gỏng bực tức ngay, nóng nảy, cáu gắt, phản ứng quá mức. Bệnh nhân kém kiên nhẫn, không chịu nổi khi phải chờ đợi, đợi tàu xe lâu người bệnh cảm thấy sốt ruột, đi đi lại lại không chịu ngồi yên 1 chỗ. Khi có ý định làm việc gì bệnh nhân muốn nôn nóng làm ngay nhưng khó làm, lại mau chán, mệt mỏi hay bỏ cuộc. Thời kỳ đầu nghỉ ngơi còn đỡ mệt, về sau nghỉ ngơi cũng không có tác dụng.

Căn nguyên sang chấn tâm lý (Stress) gây ra với bộ ba triệu chứng hay găp là đau đầu, mất ngủ, kích thích suy nhược, và các triệu chứng cơ thể vô cùng đa dạng như tức ngực, khó thở đau cột sống, tê tay chân, giảm tình dục…, đây là bệnh rối loạn chức năng chưa có tổn thương thực thể. Tuy nhiên, hiện nay người ta đã khẳng định rằng, các rối loạn chức năng này nếu không sớm được khắc phục và điều trị sẽ dẫn đến tổn thương thực thể.

2. Đau đầu:

Bệnh nhân có cảm giác căng hơn là đau dữ dội, căng đau lan tỏa hơn là đau khu trú, căng đau bề nông hơn là đau bề sâu, đau luôn thay đổi, phụ thuộc vào trạng thái cảm xúc (khác u não: đau dữ dội khu trú, chiều sâu, thuốc giảm đau không đỡ).

Người bệnh thường than phiền đau đầu âm ỉ, đau toàn bộ hay khu trú ở vùng trán, vùng đỉnh đầu hoặc vùng thái dương. Có cảm giác như đội mũ, thắt khăn chặt, đau đầu tăng lên khi có kích thích, suy nghĩ, lo lắng có thể kèm theo chóng mặt, choáng vángThời gian xuất hiện nhức đầu rất khác nhau tuỳ từng bệnh nhân, có thể đau suốt ngày hoặc 1 vài giờ, nhức đầu thường tăng lên khi xúc động hay mệt mỏi và giảm khi thoải mái, ngủ tốt.

3. Rối loạn giấc ngủ: 87% là mất ngủ, còn 5% là ngủ nhiều.

Ít ngủ: do trạng thái kích thích suy nhược, càng không ngủ thì càng hưng phấn lan tỏa. Giấc ngủ nông dễ mộng, tần số mộng tăng và phần nhiều là ác mộng.

Mất ngủ cũng là một trong những triệu chứng chủ yếu của suy nhược thần kinh. Có một số người ngủ ít, nhưng ban ngày họ vẫn có thể tràn trề tinh thần làm việc, học tập, đầu óc rất sáng suốt, tình cảm rất bình ổn, rất ít bực bội, tức giận. Còn mất ngủ do suy nhược thần kinh thì giấc ngủ thường không sâu, có nhiều chiêm bao mộng mị, có người nằm mãi không ngủ được, trằn trọc nóng lòng chờ giấc ngủ vì thế lại càng không ngủ được, có người chỉ ngủ được đến nửa đêm rồi tỉnh dậy dù cố gắng đến bao nhiêu cũng không sao ngủ được, có người thức trắng suốt đêm. Ánh sáng, tiếng động, tiếng ồn ào làm cho người bệnh khó ngủ, sáng dậy người bệnh mệt rã rời; uể oải, cảm thấy toàn thân nặng nề đặc biệt là tay chân. Ban ngày người bệnh lại buồn ngủ, ngủ gà nhưng lên giường nằm lại không ngủ được và dùng thuốc an thần không có kết quả hoặc kết quả không đáng kể.

Ngủ nhiều: vì trạng thái trên kéo dài gây suy yếu cả trạng thái hưng phấn lan tỏa. Bệnh nhân mộng nhiều phần nhiều là ác mộng. Bệnh nhân ngủ dễ nhưng mệt mỏi.

 B. Rối loạn cảm giác, giác quan.

Hoa mắt, choáng mặt, nóng lạnh, đau buốt. Rối loạn trên gặp nhiều và thường thay đổi trạng thái tâm lý bệnh vì bệnh nhân luôn ở trong trạng thái dễ nhạy cảm và phần nào cũng dễ bị ám thị.

Các triệu chứng cơ thể và thần kinh: đau cột sống, mỏi cổ, đau thắt lưng, buốt xương sống, rối loạn cảm giác, giác quan và nội tạng : chóng mặt, hoa mắt, mờ mắt, cảm giác đau nhức cơ, cảm giác khó chịu ngoài da như kiến bò, kim châm, nóng lạnh, tê, buồn… tăng phản xạ gân xương : run tay, run lưỡi, mi mắt…

C. Rối loạn thần kinh thực vật nội tạng.

  • Tim mạch: hồi hộp,đau vùng ngực , nhịp nhanh, có thể có thổi tâm thu
  • Tiêu hóa: cảm giác buồn nôn, nôn, ăn không ngon, trướng bụng, đầy hơi, táo bón.

Sinh dục, tiết niệu:

  • Nam: bất lực ,rối loạn cương dương.
  • Nữ: rối loạn kinh nguyệt, khô âm đạo.

Đó chỉ là những rối loạn chức năng. Nếu là thực thể thì lại là bệnh cơ thể tâm sinh (bệnh cơ thể xảy ra sau một stress tâm lý).

Rối loạn cảm xúc: khí sắc trầm, dễ mủi lòng, dễ xúc động (trạng thái trầm cảm nhẹ).

Lo lắng: là một triệu chứng của tất cả các bệnh tâm căn, càng lo âu thì bệnh càng tiến triện nặng. Nếu nó nổi bật thành hội chứng thì sẽ chẩn đoán là bệnh lo âu tâm can. Tiêu chuẩn khác: khó chú ý chủ động, khó tập trung, khó thở.

Các rối loạn thần kinh thực vật nội tạng rất đa dạng: mạch không ổn định khi nhanh khi chậm, huyết áp dao động với chiều hướng hạ, đánh trống ngực, đau vùng tim, tiếng thổi tâm thu chức năng, cảm thấy khó thở, hụt hơi không liên quan tới suy tuần hoàn, hô hấp. Thân nhiệt tăng hoặc giảm nhẹ, không đều ở các khu vực khác nhau trong cơ thể. Rối loạn tiêu hóa : đầy bụng, táo bón, ăn mất ngon, chán ăn, tăng tiết mồ hôi ở tay, chân hay khắp người. Di tinh, xuất tinh sớm, liệt dương, lãnh khí, rối loạn vòng kinh, đau bụng khi hành kinh, tăng hay giảm bạch cầu, đường huyết, các rối oạn trên thường biến đổi và đặc biệt tăng hay giảm theo tác động tăng hay giảm của yếu tố chấn thương tâm thần.

Các triệu chứng tâm thần: rối loạn cảm xúc, cảm xúc không ổn định, Bệnh nhân dễ xúc động, mủi lòng, dễ khóc, lo lắng, mất tự chủ, khí sắc giảm, không cầm được nước mắt khi xem phim, hồi hợp lo âu, lo lắng về bệnh tình, càng lo âu bệnh càng tiến triển xấu, bệnh càng tiến triển xấu lại càng lo âu, khí sắc hơi trầm, giảm nhiệt tình trong công việc, có khi mất hứng thú cả những thú vui trước đây. Khả năng tập trung chú ý kém, trí nhớ giảm sút nên khả năng học tập và công tác đều bị hạn chế.

Người bệnh thường than phiền trí nhớ giảm sút thường hay quên đồ dùng hàng ngày, quên tên những người vừa mới gặp, quên công việc mới giao nhận hôm trước, nhưng quá trình phát triển bệnh của mình ra sao đã khám và điều trị ở đâu thì người bệnh lại nhớ rất tỉ mỉ. Hành vi tác phong của người bệnh cũng thay đổi, đi lại hối hả, đứng ngồi không yên, động tác không dứt khoát, ngón tay run rẩy.

Thùy Dương ( Sưu tầm)

Thông tin tham khảo:

Hãy cùng lắng nghe hàng loạt bệnh nhân thực tế thoát khỏi rối loạn thần kinh thực vật nhờ chung một công thức!

Cô Trần Thị Quyên (48 tuổi) ở Khu 8, Xã Cổ Tiết, Huyện Tam Nông, Tỉnh Phú Thọ đã khỏe mạnh bình thường nhờ sử dụng sản phẩm Trấn Kinh An

Cô Quyên kể về những ngày tháng tuyệt vọng vì tìm không ra bệnh

Và sau 3 tháng sử dụng:

Giờ cô chơi bóng chuyền, cầu lông bình thường không vấn đề gì 

*Bác Nguyễn Thị Rấc ở Thôn Bơn Ngạn, Xã Nghĩa Sơn, Huyện Nghĩa Hưng, Tỉnh Nam Định chia sẻ kinh nghiệm vượt qua bệnh rối loạn thần kinh thực vật.

Triệu chứng bệnh Rối loạn thần kinh thực vật của bác Rấc

Và sau khoảng hơn 1 tuần sử dụng Trấn Kinh An :

Bác Rấc chia sẻ :”Bây giờ ngủ ngon lắm rồi, làm lùng gì cũng thoải mái”

*Chị Nguyệt – Bệnh nhân rối loạn thần kinh thực vật đã điều trị thành công: 

Chị Nguyệt kể lại những tháng ngày vật vã vì rối loạn thần kinh thực vật.

Và sau một liệu trình sử dụng:

May mắn đã mỉm cười để giúp chị thoát khỏi căn bệnh dai dẳng này.

*Anh Lê Văn Cường (Tây Hồ, HN) là bệnh nhân rối loạn thần kinh thực vật lâu năm

Anh Cường kể lại những ngày tháng “làm gì cũng không được!” do Rối loạn thần kinh thực vật.

Hiệu quả cải thiện bệnh rõ rệt sau 3 tháng sử dụng Trấn Kinh An:

Sau 3 tháng anh sử dụng sản phẩm “sức khỏe được bảo đảm”.

Bà Hải (Ngô Quyền, Hải Phòng) từng bị rối loạn thần kinh thực vật do biến chứng của tai biến

Bà Hải kể lại những tháng ngày ăn không ngon, ngủ không yên vì bệnh tật

Và sau 3 tháng sử dụng Trấn Kinh An

Phép màu giúp bà Hải vui khỏe mỗi ngày không lo rối loạn thần kinh thực vật

Và tâm sự người con gái khi mẹ mình thoát bệnh:

Tâm sự của Bác Thúy khi mẹ già đã hoàn toàn khỏe mạnh

Xem thông tin sản phẩm Trấn Kinh An tại đây !!!

– Bạn đang gặp khó khăn trong công việc, thường xuyên bị áp lực, căng thẳng (stress) thậm chí mất ngủ, hay quên, đãng trí, nhịp tim nhanh, mệt mỏi…

– Bạn bị rối loạn tiền đình, thường xuyên nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, say tàu xe.

–  Hoặc đơn giản vì một lý do nào đó khiến bạn buồn bằn, bồn chồn, lo lắng, mất ngủ, hay cáu bẳn….

Hãy tưởng tượng giờ đây mỗi sáng thức dậy bạn cảm thấy đầu óc lanh lợi hẳn, trí tuệ mẫn tiệp, dễ dàng giải quyết những vấn đề khó khăn trước mắt, tư duy linh hoạt. Con cái bạn tự tin tiếp thu kiến thức nhanh chóng, trở lên thông minh và đáng yêu hơn!

Hãy gọi ngay cho chúng tôi theo đầu số 0981.236.256 / 0934.565.675 để được tư vấn loại bỏ đi những ưu tư, căng thẳng, rối loạn thần kinh thực vật để phát huy hết tiềm năng trí tuệ cho chính bạn và tương lai của các con!

Nếu các đầu số trên đều bận, quý vị vui lòng để lại tin nhắn, chúng tôi sẽ gọi lại sau 10 phút!

 [contact-form-7 id=”498″ title=”Đăng ký tư vấn”]

2 1 vote
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest

0 Các bình luận
Inline Feedbacks
View all comments
×
Đăng ký thành công!
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x