Đau nửa đầu làm giảm chất lượng cuộc sống
Đau đầu có nhiều dạng bệnh lý khác nhau, trong đó phổ biến nhất là đau nửa đầu (migraine). Các bệnh nhân thường miêu tả cơn đau nửa đầu thông qua các triệu chứng: đau một bên đầu (trái, phải, trước trán, sau gáy…), đau cả vùng đầu, các biểu hiện đi kèm như buồn nôn, nôn, sợ ánh sáng, sợ mùi hương, sợ tiếng ồn, rối loạn thị giác. Cơn đau thường kéo dài từ 2 – 4 giờ, thậm chí vài ba ngày mới hết.
Nguyên nhân gây đau nửa đầu
Đau nửa đầu có thể khởi phát bởi nhiều yếu tố như stress, thời tiết, rối loạn hormone ở nữ giới… Nhưng theo các nhà khoa học, đa phần các cơn đau nửa đầu có nguyên nhân từ các bệnh lý mạch máu não.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra gốc tự do được sinh ra liên tục trong quá chình chuyển hóa của cơ thể, đặc biệt là ở não, cộng với tác động của môi trường sống hiện đại chính là nguyên nhân gây nên các cơn đau đầu. Tại não, gốc tự do tấn công làm tổn thương lớp nội mạc mạch máu, thúc đẩy quá trình hình thành mảng xơ vữa, cản trở máu lên não. Khi lượng máu lên não ít, não “phản ứng” lại bằng cách gây ra cảm giác đau.
Phương pháp điều trị đau nửa đầu
Điều trị đau đầu là biện pháp can thiệp nhằm làm giảm cường độ, giảm thời gian, giảm tần suất xảy ra cơn đau, hạn chế các triệu chứng đi kèm. Điều trị đau đầu được chia thành hai phương pháp:
Điều trị cắt cơn đau: Với mục tiêu nhằm chấm dứt cơn đau ngay khi nó bắt đầu xảy ra, điều trị cắt cơn thường sử dụng 2 nhóm thuốc: Thuốc không cần kê đơn và thuốc kê đơn.
Khi đau đầu, nhất là những cơn đau dữ dội, đa phần mọi người có xu hướng sử dụng thuốc giảm đau nhanh. Thuốc giảm đau sẽ hiệu quả, giúp bệnh nhân thoát cảnh “nhức đầu bưng bưng” có khi chỉ trong 15-30 phút sau khi uống. Tuy nhiên, thuốc giảm đau cũng chính là “con dao hai lưỡi”, tiềm ẩn nhiều rủi ro gây nên các bệnh lý khác.
Thực trạng đáng lo ngại là mọi người không đến gặp bác sĩ để chữa đúng căn nguyên bệnh, thay vào đó họ lại “tự kê đơn”, chủ động điều trị bằng các loại thuốc giảm đau thông thường được bán không kê toa tại các nhà thuốc. Lưu trữ các loại thuốc giảm đau trong tủ thuốc tại gia là trường hợp dễ dàng nhận thấy ở hầu hết các gia đình.
Tiến sĩ J-A Zwart thuộc Đại học Khoa học và Công nghệ Na Uy đã chứng minh việc uống thuốc giảm đau bừa bãi trong một tháng để điều trị các cơn đau mãn tính làm tăng nguy cơ đau nửa đầu gấp 7,5 lần so với bình thường. Hiệp hội Đau nửa đầu CHLB Đức (DMG) cảnh báo dùng thuốc giảm đau nhanh, mạnh để giải quyết các cơn nhức đầu sẽ dẫn đến hội chứng đau đầu vì lệ thuộc thuốc. Để tránh phải lệ thuộc, các chuyên gia khuyên không nên dùng thuốc giảm đau đầu nhanh mỗi lần lâu hơn 3 ngày và mỗi tháng nhiều hơn 10 ngày.
Dự phòng: kiểm soát đau nửa đầu bằng các thảo dược từ thiên nhiên: Phục thần, viễn chí giúp định tâm, an thần, ổn định tình trạng rối loạn lo âu,căng thẳng, stress, giúp ngủ lâu và sâu giấc hơn. Đương quy, xuyên khung, hoàng liên,…trị thiếu máu, tăng cường miễn dịch, lưu thông khí huyết nên giảm thiểu và ngăn ngừa các cơn đau đầu tái phát. Hoàng kì, đan sâm giúp bảo vững bền thành mạch, bảo vệ mô thần kinh từ đó giúp giảm số lần xảy ra và mức độ nghiêm trọng của các cơn đau đầu, đồng thời hỗ trợ điều trị làm giảm triệu chứng của các cơn đau nửa đầu.
Những thảo dược quý này khi phối kết hợp lại thành công thức thảo dược giúp giảm nhanh các triệu chứng của bệnh, giảm căng thẳng và ngăn ngừa tái phát hiệu quả khi được bào chế chuyên biệt dưới dạng cao siêu đặc, dạng viên nang giúp bệnh nhân thuận tiện hơn trong quá trình sử dụng, bảo quản và đáp ứng quy chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm .
Một số phương pháp y học cổ truyền hỗ trợ điều trị đau nửa đầu
Châm cứu
Đây là một phương pháp áp dụng y học cổ truyền trong điều trị các cơn đau mãn tính. Châm cứu là dùng kim châm nhỏ châm vào những điểm thần kinh trên mặt và đầu, kích thích cơ thể tự phóng thích endorphin giúp giảm đau đầu.
Bấm huyệt
Là kỹ thuật dùng các đầu ngón tay hoặc gốc bàn tay để day, ấn vào các huyệt ấn đường, thái dương, phong trì, quế phong… ở vùng đầu mặt. Bấm huyệt giúp tăng lưu thông tuần hoàn máu, thư giãn thần kinh, thoải mái tinh thần.
Xoa bóp: Là kỹ thuật kích thích nhẹ chủ yếu trên da và tổ chức dưới da, tác động lên các thụ cảm thần kinh, tạo cảm giác hưng phấn, làm thư giãn thần kinh, giảm căng thẳng từ đó giúp làm dịu các cơn đau nửa đầu.
Ngoài ra, bệnh nhân đau nửa đầu cũng cần chú ý thay đổi những sinh hoạt hàng ngày, tránh xa căng thẳng, dành thời gian thư giãn, ngủ đủ giấc, vận động thường xuyên, nên có chế độ ăn uống hợp lý: tránh đồ ăn đóng hộp, nhiều dầu mỡ, tăng cường rau xanh, trái cây, uống đủ 2 lít đến 2,5 lít nước mỗi ngày; không sử dụng các chất kích thích, hạn chế rượu bia, các thức uống chứa cồn, có gas.
Theo Hà My
[contact-form-7 id=”498″ title=”Đăng ký tư vấn”]