Leukemia là bệnh gì?

Bệnh Leukemia còn được biết tới với tên gọi là bệnh bạch cầu – một căn bệnh ung thư tủy xương và hệ bạch huyết (gọi chung là ung thư mô tạo máu).

Tủy xương tạo ra các tế bào máu bao gồm hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu với từng chức riêng biệt:

  • Hồng cầu vận chuyển oxy từ phổi tới các cơ quan và lấy CO2 từ các cơ quan trở về phổi để thải ra ngoài
  • Bạch cầu đóng vai trò quan trọng trong hệ miễn dịch giúp cơ thể chống lại các bệnh nhiễm trùng
  • Tiểu cầu tạo ra các cục máu đông để giúp cơ thể không bị mất máu bởi các vết thương

Số lượng các tế bào, mức độ trưởng thành của tế bào hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu được tế bào tủy xương sản xuất chính xác.

Bệnh Leukemia xảy ra khi tủy xương sản sinh ra các tế bào bạch cầu non chưa trưởng thành (tế bào máu non). Vì các tế bào này chưa trưởng thành nên chúng không phục vụ được mục đích vốn có. Thêm vào đó số lượng tế bào bạch cầu non này sản xuất ra với số lượng lớn hơn mức cần thiết gây chèn ép, ảnh hưởng tiêu cực, ngăn các tế bào khỏe mạnh khác hoạt động đúng chức năng. Nếu bạn muốn tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh này thì có thể tham khảo tại đây

Phân loại bệnh Leukemia

Căn cứ vào loại bạch cầu bị ảnh hưởng, bệnh bạch cầu được phân thành 2 loại là lymphocytic và tủy:

  • Bệnh bạch cầu lymphocytic: Hệ thống miễn dịch của con người được tạo thành bởi mô bạch huyết, bệnh bạch cầu này ảnh hưởng lên các tế bào bạch huyết là nguyên liệu cấu trúc tạo nên các mô này.
  • Bệnh bạch cầu tủy: Ở loại bệnh này, các tế bào tủy xương bị ảnh hưởng trực tiếp

Căn cứ vào mức độ tiến triển của bệnh người ta chia thành Leukemia cấp tính (tiến triển nhanh) và Leukemia mãn tính (tiến triển chậm):

  • Bệnh bạch cầu cấp tính: Các tế bào bạch cầu non chưa trưởng thành không thực hiện chức năng vốn có của nó nhưng chúng lại phân chia nhanh chóng. Sự gia tăng nhanh chóng số lượng tế bào này khiến bệnh tiến triển nhanh. Với trường hợp này, cần điều trị kịp thời, nhanh chóng
  • Bệnh bạch cầu mãn tính: Khác với bệnh bạch cầu cấp tính, bạch cầu mãn tính liên quan tới các tế bào bạch cầu trưởng thành, các tế bào này hoạt động bình thường trong một thời gian nhưng tích lũy hoặc sao chép chậm hơn mức bình thường. Bệnh bạch cầu mãn tính không xuất hiện triệu chứng sớm, khó phát hiện hơn nên bệnh có thể duy trì trong nhiều năm mà không bị phát hiện

Ở trẻ em và người lớn có các dạng bệnh bạch cầu khác nhau, một số chỉ phổ biến ở người lớn, số khác phổ biến hơn ở trẻ em.

Có 4 loại chính của bệnh Leukemia:

  • ALL: Bệnh bạch cầu lymphoblastic cấp tính
  • AML: Bệnh leukemia cấp dòng tủy
  • CLL: Bệnh bạch cầu lympho bào mãn tính
  • CML: Bệnh bạch cầu nguyên bào tủy mãn tính

Phân loại bệnh bạch cầu là một trong những bước giúp tìm ra cách điều trị phù hợp

Bệnh Leukemia hình thành như thế nào – Nguyên nhân bệnh Leukemia

Hiện nay chưa xác định được chính xác nguyên nhân của bệnh Leukemia. Các nhà khoa học chỉ đưa ra giả thuyết rằng các yếu tố di truyền và môi trường kết hợp với nhau tạo ra bệnh.

Tế bào tủy xương bị đột biến tiếp tục phát triển và phân chia, qua thời gian các tế bào tủy xương độ biến này phát triển với số lượng lớn lấn át các tế bào khỏe mạnh. Các tế bào tủy xương đột biến tạo ra các tế bào bạch cầu đột biết, số lượng bạch cầu đột biến tăng lên cũng lấn át các tế bào hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu khỏe mạnh gây ra bệnh bạch cầu Leukemia.

Dấu hiệu bệnh Leukemia

  • Cơ thể ớn lạnh, thỉnh thoảng bị sốt
  • Cơ thể mệt mỏi kéo dài không rõ nguyên nhân
  • Thường xuyên bị nhiễm trùng, sức đề kháng yếu hơn người bình thường
  • Sút cân mà không biết lý do tại sao
  • Gan to, hạch bạch huyết sưng
  • Cơ thể dễ chảy máu hoặc bầm tím, thậm chí chỉ vì những xây xước nhỏ
  • Thường bị chảy máu cam
  • Trên da có những đốm đỏ mà không xác định được bệnh gì
  • Toát mồ hôi nhiều, không kiểm soát vào ban đêm
  • Cảm giác đau trong xương

Bệnh Leukemia có lây không?

Bệnh Leukemia không phải là bệnh truyền nhiễm nên không lây lan từ người này sang người khác.

Cách phòng ngừa bệnh Leukemia

Để phòng bệnh Leukemia, sau đây là lời khuyên của các chuyên gia:

  • Béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh bạch cầu, vì vậy hãy ăn uống, tập luyện, sinh hoạt điều độ để có một thể trạng tốt nhất
  • Không hút thuốc và sử dụng các chất kích thích
  • Benzen và formaldehyd cũng là nguyên nhân gây ra bệnh bạch cầu, tránh tiếp xúc lâu dài với các chất này

Làm cách nào để chuẩn đoán bệnh Leukemia?

  • Đi khám sức khỏe
  • Xét nghiệm máu
  • Xét nghiệm tủy xương

Phương pháp điều trị bệnh Leukemia cấp

  • Hóa trị: Dùng hóa chất để tiêu diệt các tế bào bạch cầu. Đây là phương pháp điều trị chính
  • Phương pháp sinh học: Giúp hệ thống miễn dịch của cơ thể nhận biết ra các tế bào bạch cầu gây bệnh để tấn công và tiêu diệt chúng
  • Xạ trị: Dùng các chùm năng lượng cao để bắn phá các tế bào ác tính
  • Ghép tế bào gốc, thay thế tủy xương bị bệnh bằng tủy xương khỏe mạnh
2.8 5 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest

1 Bình luận
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
Huỳnh thị mỹ châu
Huỳnh thị mỹ châu
3 years ago

Tôi thường xuyên mất ngủ cả ngày lẫn đêm người mệt mơi bồn chồn hồi hộp lo lắng mồ hôi đổ ra nhiều dù ko làm việc vẫn ra mồ hôi

×
Đăng ký thành công!
1
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x