Những chuyến bay dài qua nhiều múi giờ từ Đông sang Tây hay từ Tây sang Đông gây ra tình trạng mệt mỏi cho hành khách. Tình trạng này được gọi là “Jet lag”. Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem Jet lag là gì? Làm cách nào để tránh Jet lag sau những chuyến bay dài.

Jet lag là gì?

Jet lag là thuật ngữ chỉ Hội chứng mệt mỏi, rối loạn cơ thể khi di chuyển nhanh chóng quá nhiều múi giờ (di chuyển từ Đông sang Tây hoặc từ Tây sang Đông). Di chuyển qua càng nhiều múi giờ trong thời gian càng ngắn thì tình trạng mệt mỏi càng gia tăng.

Việc di chuyển qua nhiều múi giờ khiến nhịp sinh học cơ thể bị xáo trộn, sự xáo trộn này gây ra mệt mỏi ngay lập tức và sẽ dần ổn định trong thời gian một vài ngày.

Một số người chỉ cần 1 ngày để lấy lại trạng thái cân bằng, số khác có thể cần tới 1 tuần để thoát khỏi Jetl lag. Tình trạng Jet lag kéo dài bao lâu phụ thuộc vào số lượng múi giờ chênh lệch, thể trạng của từng người, độ tuổi. Càng lệch nhiều múi giờ thì càng lâu hồi phục, tuổi càng cao thì mức độ ảnh hưởng càng lớn và càng lâu hồi phục.

Đặc biệt, một người càng xây dựng chế độ ăn ngủ, sinh hoạt đều đặn bao nhiêu thì càng bị Jet lag tác động mạnh bấy nhiêu. Đơn giản là bởi nhịp sinh học của người đó đã quá quen với nhịp độ sinh hoạt được lập trình sẵn, khi xảy ra xáo trộn sẽ khó thích nghi.

Nguyên nhân jet lag

Jet lag phổ biến nhất ở những người di chuyển bằng máy bay qua các khu vực chênh lệch múi giờ. Nhịp sinh học của một người đang phù hợp với điểm đi nhưng lại bị thay đổi đột ngột tại điểm đến dẫn tới tình trạng Jet lag.

Jet lag không hẳn phụ thuộc vào độ dài của chuyến bay mà phụ thuộc vào sự chênh lệch múi giờ mà hành khách trên chuyến bay phải trải qua.

Ví dụ:

Một chuyến bay kéo dài 8 tiếng từ Châu Âu sang Nam Phi (Bắc xuống Nam) sẽ không gây ra Jet lag. Bởi vì mặc dù thời gian bay dài nhưng chênh lệch múi giờ là không có hoặc không đáng kể.

Ngược lại, chuyến bay kéo dài 4 tiếng từ Trung Quốc sang châu Âu (Đông sang Tây) sẽ gây ra Jet lag. Bởi vì thời gian bay tuy không quá dài nhưng chênh lệch múi giờ là lớn.

Dấu hiệu thường gặp của Jet lag

Jet lag có nhiều dấu hiệu nhưng sau đây là các dấu hiệu phổ biến nhất:

  • Rối loạn giấc ngủ, khó ngủ, mất ngủ, đêm không ngủ được, ban ngày buồn ngủ, uể oải, mệt mỏi cả ngày
  • Ăn không ngon, chán ăn, khó tiêu, đầy hơi, táo bón, tiêu chảy, hệ tiêu hóa rối loạn
  • Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, mất phương hướng, cảm giác như bị say
  • Khó tập trung làm việc, dễ xao nhãng
  • Tâm trạng bất ổn, dễ cáu gắt, căng thẳng, mất bình tĩnh

Làm cách nào để tránh Jet lag sau những chuyến bay dài

Với những người thường xuyên di chuyển bằng máy bay theo hướng Đông sang Tây hoặc Tây sang Đông như phi công, tiếp viên, doanh nhân thường xuyên di chuyển… thì tình trạng Jet lag là điều khó tránh khỏi. Nếu bạn muốn tránh hoặc hạn chế tình trạng jet lag sau những chuyến bay dài thì đây là lời khuyên hữu ích cho bạn:

Chuẩn bị trước chuyến bay

Lên kế hoạch và chuẩn bị trước những chuyến bay dài sẽ giúp bạn tránh được tình trạng mệt mỏi rất nhiều sau chuyến bay:

  • Nếu đã biết trước điểm đến chuyến bay, hãy tập thay đổi thói quen sinh hoạt, giờ giấc theo múi giờ tương ứng của điểm đến trước từ 1 – 2 tuần trước khi bay. Việc tập thay đổi thói quen này dần dần từng chút một, từng ngày một. Ví dụ bạn sắp có chuyến bay từ Việt Nam đi Berlin trong 14 ngày tới, ngay từ hôm nay hãy tìm hiêu xem Berlin lệch bao nhiêu múi giờ với VN để từ đó dần thay đổi nhịp sinh hoạt cho phù hợp.
  • Trước chuyến bay 7 – 10 ngày nên tập luyện thể lực bằng các bài tập vừa phải, tập thể dục hàng ngày để nâng cao sức khỏe, giúp cơ thể tràn đầy năng lượng trước chuyến bay
  • Melatonin là chất đóng vai trò quan trọng trong điều chỉnh, cân bằng nhịp ngủ nghỉ của cơ thể. Ăn các thực phẩm chứa nhiều Melatonin trước chuyến bay để có giấc ngủ ngon và tỉnh dậy sảng khoái sau chuyến bay.
  • Ăn nhiều thực phẩm giàu protein như cá, trứng, thịt… và giàu carbohydrate như rau, hoa quả… khoảng 4 ngày trước khi bay để cơ thể đạt thể trạng tốt nhất
  • Trong thời gian chờ lên máy bay bạn không nên ngồi một chỗ mà nên đi lại, vận động nhẹ nhàng để có giấc ngủ ngon khi lên máy bay

Trong thời gian bay

  • Không gian trên máy bay rất hạn chế, nếu bạn ngồi hạng thương gia thì là tuyệt vời, nhưng nếu bạn chỉ ngồi hạng thường thì hãy cố gắng tạo cho mình không gian thoải mái nhất có thể như gối cổ, chăn, máy nghe nhạc…
  • Duỗi chân tay của bạn thoải mái, tránh các tư thế có chân, co tay
  • Một giấc ngủ tự nhiên trên máy bay là điều tuyệt vời cho sức khỏe của bạn
  • Tránh sử dụng thuốc ngủ, tình trạng ngủ li bì do tác dụng của thuốc khiến bạn vô cùng mệt mỏi khi thức dậy
  • Nhiệt độ và áp suất trên máy bay sẽ khiến cơ thể bạn mất nước nhanh chóng, vì vậy hãy uống thật nhiều nước
  • Trong suốt chuyến bay, bạn nên đứng dậy đi lại vài lần thay vì ngồi một chỗ để các cơ bắp được thư giãn, tránh tình trạng máu đông vón cục khi ngồi một chỗ quá lâu
  • Lựa chọn quần áo, phụ kiện thoải mái, rộng rãi. Tránh mặc đồ bó chẽn, giày cao gót

Mặc dù Jet lag là tình trạng rất phổ biến khi đi máy bay nhưng không có nghĩa là không có cách khắc phục, vấn đề là tìm ra cách khắc phục hiệu quả. Mong rằng các chia sẻ của Trấn Kinh An sẽ giúp các bạn hạn chế tình trạng Jet lag và nhanh chóng hồi phục sau những chuyến bay dài.

2.5 4 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest

1 Bình luận
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
Huỳnh thị mỹ châu
Huỳnh thị mỹ châu
2 years ago

Tôi thường xuyên mất ngủ cả ngày lẫn đêm người mệt mơi bồn chồn hồi hộp lo lắng mồ hôi đổ ra nhiều dù ko làm việc vẫn ra mồ hôi

×
Đăng ký thành công!
1
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x