Huyết áp là chỉ số quan trọng hàng đầu phản ánh tình trạng sức khỏe, huyết áp cao hay thấp đều là các dấu hiệu nguy hiểm và gây ra các hệ lụy nghiêm trọng. Huyết áp 100/60 là cao hay thấp? Huyết áp như thế nào là bình thường? Người huyết áp thấp phải làm gì để ổn định huyết áp của mình? Đó là những nội dung sẽ được chia sẻ trong bài viết này.

Huyết áp là gì?

Khi máu di chuyển trong thành mạch để mang oxy và dưỡng chất đi khắp cơ thể nó sẽ tạo ra áp lực lên thành mạch. Huyết áp là chỉ số phản ánh áp lực này, chỉ số này bao gồm huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa) và huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu).

Huyết áp như thế nào là bình thường?

Ở một người bình thường trong tình trạng khỏe mạnh, huyết áp sẽ dao động trong khoảng từ 90/60 – 120/80mmHg.

Khi chỉ số huyết áp tâm thu (tối đa) lớn hơn hoặc bằng 120mmHg hoặc huyết áp tâm trương (tối thiểu) lớn hơn 80mmHg thì được xem là huyết áp cao

Khi chỉ số huyết áp tâm thu nhỏ hơn 90mmHg hoặc huyết áp tâm trương nhỏ hơn 60mmHg thì được xem là huyết áp thấp.

Trên thực tế chỉ số huyết áp mà chúng ta đo được tại một thời điểm chỉ mang ý nghĩa tương đối, bởi lẽ giá trị này thay đổi phụ thuộc vào tuổi tác, hô hấp, cảm xúc, tác dụng phụ của thuốc… Ví dụ khi đang đi ngoài trời nắng vào thì huyết áp thường cao hơn bình thường. Vậy nên để xác định giá trị chính xác cần thực hiện các phép đo nhiều lần tại nhiều thời điểm trong ngày.

Huyết áp 100/60 có phải là cao thay thấp?

Căn cứ vào mức huyết áp của người khỏe mạnh bình thường thì 100/60mmHg được coi là huyết áp thấp.

Huyết áp thấp thường kèm theo các hiện tượng hoa mắt, đau đầu, chóng mặt, choáng váng, mệt mỏi, mất thăng bằng… Tuy nhiên vẫn có những trường hợp huyết áp tâm trương > 60mmHg nhưng thường bị hoa mắt, chóng mặt… thì vẫn được coi là huyết áp thấp. Nếu các dấu hiệu này diễn ra liên tục trên 1 tháng thì bạn nên đi khám bác sĩ ngay để có hướng điều trị hiệu quả.

Hướng dẫn khắc phục huyết áp thấp tại nhà

Đầu tiên, bạn cần xác định huyết áp thấp xuất phát từ nguyên nhân nào

Nếu huyết áp thấp xuất phát từ các bệnh như suy tim, tiểu đường, suy tuyến giáp… thì cần đi khám bác sĩ sớm nhất có thể để được điều trị kịp thời bằng các loại thuốc đặc trị.

Nếu huyết áp thấp xuất phát từ tình trạng tâm lý căng thẳng, lo âu, ít ngủ… thì cần xây dựng lại chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học

Nếu huyết áp thấp không rõ nguyên nhân thì nên duy trì lối sống khoa học và sử dụng thêm các thực phẩm bổ máu, bồi bổ sức khỏe như Trấn Kinh An.

Lời khuyên khắc phục huyết áp thấp tại nhà

  • Duy trì lối sống khoa học, ăn uống đầy đủ dưỡng chất, lành mạnh, tập thể dục thường xuyên cải thiện tuần hoàn máu và trao đổi chất nhưng tránh tập khi trời nắng để tránh mất mồ hôi (mất nước dễ tụt huyết áp)
  • Uống đủ 2l nước/ngày, một số đồ uống như trà gừng, trà húng quế, trà cam thảo… có tác dụng tốt trong việc tăng huyết áp
  • Tránh sử dụng chất kích thích, đồ uống có cồn, caffein vì chúng làm cơ thể mất nước
  • Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, ăn 5 – 6 bữa thay vì 3 bữa
  • Tăng cường chế độ ăn nhiều thực phẩm bổ dưỡng, bổ máu, giàu chất sắt, vitamin B12…như thịt bò, trứng, sữa…
  • Không nên tắm nước nóng lâu
  • Buổi sáng thức dậy hay khi thay đổi tư thế từ đúng sang ngồi, ngồi sang nằm hay ngược lại cần từ từ, không nên đột ngột vì dễ gây ra choáng váng.

Trên đây là giải đáp cho câu hỏi huyết áp 100/60 là thấp hay cao, có phải là huyết áp thấp không và những lời khuyên dành cho người huyết áp thấp của Trấn Kinh An. Hy vọng bài viết đã mang lại cho các bạn những thông tin hữu ích.

Trấn Kinh An

2.5 4 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest

1 Bình luận
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
Huỳnh thị mỹ châu
Huỳnh thị mỹ châu
2 years ago

Tôi thường xuyên mất ngủ cả ngày lẫn đêm người mệt mơi bồn chồn hồi hộp lo lắng mồ hôi đổ ra nhiều dù ko làm việc vẫn ra mồ hôi

×
Đăng ký thành công!
1
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x