Cây Viễn chí hay còn được gọi là tiểu thảo, Nam Viễn chí, có tên khoa học là polygala sp. Thuộc họ Viễn chí ( Polygalaceae). Các cây Viễn chí nói chung là loại cây nhỏ, thường cao 40-50 cm nhưng không cao quá 1m. Theo GS.TS Đỗ Tất Lợi, vị dược liệu này được đặt tên là Viễn chí  với hàm nghĩa là khi uống vị thuốc này sẽ giúp bền chí, nhớ lâu, giúp học rộng hiểu sâu.

        Trong Đông y, Viễn Chí có vị đắng, tính ấm vào 2 can tâm, thận đồng thời có tác dụng bổ cả thủy, hỏa và dưỡng huyết, bổ khí, cường tâm, an thần, long đờm, tán huyết. Có thể dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác như Phục Thần, Đan Sâm, Hoàng Kỳ để trị mất ngủ, suy giảm trí nhớ, suy nhược thần kinh, rối loạn tiền đình, rối loạn hệ thần kinh thực vật hiệu quả. Khi thu hoạch Viễn Chí về thì có thể rửa sạch, ủ mềm, bỏ lõi và ngâm nuwos camm thảo 1 đêm, sau đó phơi khô là có thể dùng dưới dạng sắc uống hoặc cao lỏng. Vị thuốc này không nên dùng cho người thực nhiệt và phụ nữ có thai.

Ảnh minh họa

        Thành phần hóa học: Saponin của viễn chí thuộc loại Saponin triterpenoid nhóm olean. Các thành phần trước đây được xác định có trong một số loài viễn chí như: segenin (acid tenuifolic), acid segenic, hydroxysegenic đều là những chất giả tạo. Chất saponin thật được xác định lại là presegenin. Monosid của presenegin là prosenegin cũng được xác định từ Viễn chí lá nhỏ. Trong Viễn chí lá nhỏ còn có chất kiềm hữu cơ là tenuidin, các dẫn chất Xanthol

        Hệ thần kinh chỉ huy và điều hòa mọi hoạt động của cơ thể, khối lượng não giảm dần khi về già, còn khoảng 1.180g ở nam và 1.060g ở nữ. Biểu hiện tâm sinh lý thường xuất hiện là: giảm khả năng thụ cảm như thị lực, thính lực, xúc giác…, phản xạ vô điều kiện chậm và yếu dần, sự cân bằng giữa ức chế và hưng phấn kém đi, dẫn đến rối loạn, giảm tính linh hoạt, ngủ ít, thần kinh suy nhược và xuất hiện bệnh hay quên, hay còn gọi là bệnh suy giảm trí nhớ ở người cao tuổi (Alzheimer).

        Viễn chí tác dụng vào các kinh: Tâm, Can, Tỳ, Thận, với công dụng an thần, định yên tâm khí, ích chí, ích tinh, ngừng kinh quỉ, trừ khí cách mô dưới tâm, trừ đờm, giải uất, trừ tà khí, nóng trong da, mắt mặt vàng, lợi 9 khiếu, ích trí tuệ, tai mắt thông minh, mạnh trí, nuôi máu ở tim, bội sức khỏe. Trị các chứng: động kinh, hay quên, kinh sợ, co quắp, miệng nôn ra đờm dãi, chân tay run, bất tỉnh, tâm khí yếu, tâm huyết ít, hay kinh sợ, mộng mị quỉ ma, tinh thần không làm chủ cơ thể, dương nuy.

        Trên thực tế đã có nhiều công trình nghiên cứu tác dụng chống trầm cảm, suy nhược thần kinh cũng như cải thiện bộ nhớ của Viễn Chí:

        Nghiên cứu này được thiết kế để sang lọc và xác định tác dụng chống trầm cảm giống như 6 thành phần saponin tripenoid sử dụng trong thụ chất phóng xạ vitro ràng buộc xét nghiệm và trong cơ thể kiểm tra hành vi. Yuanzhi -1,-3,-5,-6 được chứng minh là có hoạt động chống trầm cảm, giảm căng thẳng, trầm uất và không có tác dụng kích thích trên hoạt động. Nghiên cứu gốc Viễn Chí đã được sử dụng để cải thiện trí nhớ và chức năng nhận thức trong Y học cổ truyền Trung Quốc hơn 2000 năm. Nghiên cứu từ những chiết xuất gốc Tenuigenin của Viễn Chí thấy rằng nó cải thiện đáng kể việc học tập, khả năng tập trung và ghi nhớ. Trong các thử nghiệm điện sinh của lát não vùng đồi thị thì Tenuigenin tăng tưới máu đáng kể lĩnh vực kích thích điện thế sau synap ( fEPSP) biên độ cả trong truyền khớp thần kinh cơ bản. Những kết quả này chỉ ra rằng Tenuigenin còn giúp chống oxy hóa và tăng cường độ dẻo của khớp thần kinh. Vì vậy, chương trình minh chứng cho việc sử dụng Viễn Chí để tăng khả năng ghi nhớ, kích thích sáng tạo,giảm căng thẳng, lo lắng và tăng khả năng tập trung sẽ giúp cải thiện tình trạng học tập đáng kể. Và Viễn Chí chính là vị thuốc hữu hiệu trong điều trị suy nhược thần kinh, tình trạng rối loạn lo âu, suy giảm trí nhớ, giúp tăng cường chức năng hệ thần kinh và tăng lưu thông tuần hoàn máu não.

        Theo các tài liệu Trung Quốc, viễn chí có tác dụng kháng viêm, dùng chữa viêm họng, an thần, chống co giật, chống suy giảm trí nhớ, bảo vệ tế bào thần kinh, chông lão hóa, chông suy nhược thần kinh, điều hòa nhịp tim, tăng cường sức khỏe, chông ung thư, làm đầu óc thông minh, sảng khoái, giảm ho, giảm đau, kháng khuẩn. Ngày uống 6 – 12g dưới dạng thuốc sắc. Bài thuốc bao gồm: Viễn chí, đảng sâm, bạch truật, liên nhục, long nhãn, táo nhân sao đen, mạch môn, mỗi vị 10g, sắc uổng chữa thần kinh suy nhược, hay quên, đần độn, kinh sợ, hoảng hốt, kém ăn, ít ngủ.

        Sở dĩ Viễn chí trị được chứng mất ngủ vì Thận tàng chí, Tâm thận không giao thì chí không định mà thần không yên. Viễn chí thông được Thận khí lên đến Tâm, khiến cho thủy ở trong Thận lên giao tiếp với Tâm, tạo thành Thủy Hỏa Ký tế. Còn trị ho và mụn nhọt là do công dụng lợi khiếu, long đờm. Trước kia Viễn chí đa số được dùng làm thuốc an thần, gần đây phần lớn dùng trị ho nghịch lên. Dùng vị đắng để tiết, lấy ôn để thông, có thể trị chứng ho nghịch thuộc hàn ẩm .

Trần Thảo ( Sưu tầm)

[contact-form-7 id=”498″ title=”Đăng ký tư vấn”]

 

2 1 vote
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest

0 Các bình luận
Inline Feedbacks
View all comments
×
Đăng ký thành công!
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x