Nửa đêm bị chuột rút bắp chân khi ngủ làm mất ngủ và gây ra đau đớn dữ dội. Tuy không phải là bệnh nghiêm trọng nhưng nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên thì rất có thể bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe. Vậy, chuột rút bắp chân khi ngủ là bệnh gì, nguyên nhân tại sao?

Chuột rút vùng bắp chân khi ngủ là bệnh gì?

Chuột rút là hiện tượng một nhóm cơ co thắt đột ngột khiến cho bệnh nhân không cử động được đồng thời đau đớn dữ đội. Hiên tượng chuột rút có thể xảy ra ở mọi bắp thịt nhưng chủ yếu ở bắp chân, bàn chân, bàn tay…

Chuột rút thường xảy ra khi cơ đang vận động trong thời gian liên tục, nhất là khi cơ thể đang trong trạng thái mất nước, mệt mỏi. Thêm vào đó, chuột rút cũng có thể xảy ra vào ban đêm.

Chuột rút vùng bắp chân không phải là một loại bệnh, mà đó là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe. Sau đây là 8 lý do dẫn tới chuột rút bắp chân ban đêm.

8 nguyên nhân gây ra chuột rút bắp chân khi ngủ

PGS. Scott Garrison công tác tại trường đại học Alberta đã tổng hợp và chỉ ra 8 lý do dẫn tới chuột rút bắp chân vào ban đêm khi ngủ, đó là:

Vận động, lao động quá sức

Quá trình vận động sẽ tiêu hao lượng đường ở gan, ban ngày vận động quá sức mà không kịp bổ sung calo dễ dẫn tới chứng chuột rút vào ban đêm.

Chuột rút do cơ thể mất nước

  • Vận động liên tục, làm việc dưới ánh nắng thời gian dài khiên cơ thể mất nước và chất điện giải.
  • Thói quen uống ít nước khiến cơ thể thiếu nước vào ban đêm
  • Sử dụng các chất kích thích như cà phê, thức uống lợi tiểu… làm cho cơ thể mất nước

Cơ thể thiếu chất

Việc ăn uống không đủ chất, thiếu hụt chất dinh dưỡng, đặc biệt là các chất Canxi, Kali… sẽ gây ra tình trạng mất cân bằng điển giải, dễ bị chuột rút ban đêm.

Để chân bị lạnh

Mùa hè ngủ bật điều hòa hay nằm quạt dễ khiến chân bị lạnh. Mùa đông nhiệt độ thấp không chú ý giữ ấm bàn chân cũng khiến chân bị lạnh. Đây cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng chuột rút lúc nửa đêm.

Chuột rút do tuần hoàn máu kém

Ngồi lâu, quỳ lâu 1 tư thế khiến các mạch máu bị chèn ép. Khi ngủ nhiều người có thói quen co chân làm cho các bó cơ không được duỗi ra. Việc duy trì tư thế này lâu khi cử động nhẹ dễ bị chuột rút lúc ngủ.

Bị các bệnh về thận

Ở cơ thể khỏe mạnh, thận liên tục làm việc loại bỏ các chất thải, chất độc ra khỏi cơ thể. Với những người bệnh thân, quá trình này diễn ra chậm hơn, thậm chí chậm hơn người bình thường 1–3 ngày. Quá trình chuyển hóa các chất điện giải chậm, các chất điện giải trong cơ thể liên tục thay đổi dẫn tới nguy cơ chuột rút.

Tuyến giáp, tuyến nội tiết bị rối loạn, những người tiểu đường dễ bị chuột rút bắp chân lúc nửa đêm

Tâm lý căng thẳng, lo âu

Trạng thái căng thẳng, lo âu, hồi hộp làm cho tim đập nhanh, huyết áp tăng cao, hoocmon trong cơ thể mất cân bằng… Nếu tình trạng này không được giải tỏa trước khi đi ngủ sẽ dễ bị chuột rút bắp chân khi ngủ

Chuột rút ban đêm ở phụ nữ có thai

Phụ nữ đang mang thai hoocmon thay đổi, cơ thể mất cân bằng điện giải, tuần hoàn máu ở chân kém do sức nặng thai nhi, cơ thể tích nước nhiều. Thêm vào đó, việc cung cấp không đủ chất dinh dưỡng càng khiến thai vị thường xuyên bị chuột rút bắp chân khi ngủ.

Lời khuyên phòng tránh chuột rút bắp chân khi ngủ

  • Giữ ấm cơ thể, nhất là vùng bắp chân, bàn chân cả vào mùa đông lẫn mùa hè
  • Bổ sung đầy đủ chất điện giải khi vận động
  • Ăn đủ chất, bổ sung đủ chất dinh dưỡng, nhất là các khoáng chất Canxi, Magie…
  • Trước khi ngủ nên vận động nhẹ nhàng, massage tay, chân, đầu, cổ, lưng vừa giúp ngủ ngon hơn, vừa hạn chế bị chuột rút
  • Hạn chế uống café và các thức uống lợi tiểu vì chúng làm cơ thể mất nước.
2.8 5 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest

1 Bình luận
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
Huỳnh thị mỹ châu
Huỳnh thị mỹ châu
3 years ago

Tôi thường xuyên mất ngủ cả ngày lẫn đêm người mệt mơi bồn chồn hồi hộp lo lắng mồ hôi đổ ra nhiều dù ko làm việc vẫn ra mồ hôi

×
Đăng ký thành công!
1
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x