Tiền đình là vùng nằm ở phía sau ốc tai, là một hệ thống có vai trò quan trọng trong duy trì thăng bằng, phối hợp cử động mắt, đầu và thân mình.

Khả năng giữ thăng bằng cơ thể tùy thuộc vào các cảm giác đến từ ba vùng chính là mắt, tai trong và các thớ thịt, khớp xương.Bộ phận mê đạo và tiền đình ở tai trong có trách nhiệm cung cấp cho não bộ các cảm giác về tư thế, vị trí và sự xoay của cơ thể cũng như sự hiện diện các vật chung quanh. Các chuyển động như quay mình, nghiêng qua phải qua trái, tới phía trước phía sau, lên trên hay xuống dưới đều được các bộ phận này ghi nhận.

Não bộ tiếp nhận, phân tích, phối hợp các tín hiệu này để giữ vững cơ thể. Khi não bộ không sử dụng được các tín hiệu này, hoặc các tín hiệu không rõ rệt, trái ngược nhau thì ta sẽ bị mất thăng bằng. Say sóng khi đi tàu biển, chóng mặt khi ngồi xe là do cùng nguyên tắc. Ngồi trong máy bay gặp gió bão, máy bay chòng chành, ta không nhìn thấy thay đổi bên ngoài nhưng tai tiếp thu sự giao động, ta thấy choáng váng, xây xẩm

Rối loạn tiền đình không phải là bệnh mà là một hội chứng, gây nên bởi các tổn thương hệ thần kinh, tai, tim mạch, mắt, tâm thần. Ngoài ra, một số trường hợp lại là do thuốc. Bản thân chẩn đoán rối loạn tiền đình không nói lên được vị trí tổn thương và nguyên nhân gây nên nó. Để có được câu trả lời chính xác, người bệnh cần đi khám chuyên khoa tai, mũi, họng và thần kinh. Đôi khi, để tìm ra chẩn đoán chính xác, bác sĩ còn phải làm các xét nghiệm hình ảnh học như chụp X quang, CT Scanner hoặc phải sử dụng cộng hưởng từ (MRI).

Đây là một trong những phương pháp chữa bệnh rất hiệu quả. Với những bệnh nhân bị rối loạn tiền đình việc có một chế độ ăn uống hợp lý rất cần thiết. Những người bị rối loạn tiền đình nên:

  • Tránh các loại thực phẩm và đồ uống có lượng đường, lượng muối cao, nên ăn các loại muối, đường tự nhiên trong các loại ngũ cốc và hạt
  • Tránh các thực phẩm và đồ uống có chứa các chất kích thích như cafein, cafein có thể khiến tình trạng ù tai tăng lên. Rượu, bia cũng cần được hạn chế bởi rượu, bia sẽ tác động lên hệ thần kinh trung ương có thể gây các cơn đau đầu với bệnh nhân rối loạn tiền đình.

  • Uống nhiều đủ nước mỗi ngày chừng 1,5 lít nước để bù lại lượng nước mà cơ thể bị mất do ra nhiều mồ hôi.
  • Nên ăn nhiều thực phẩm như: rau xanh, hoa quả tươi để bổ sung lượng vitamin, tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể.

Ngoài việc có chế độ ăn uống hợp lý những bệnh nhân bị rối loạn tiền đình cũng nên tránh các loại thuốc làm ảnh hưởng tới tai và làm tăng các triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình như:

Thuốc kháng axit vì có thể chứa chứa một lượng đáng kể natri

Thuốc kháng viêm không steroid NSAIDs), như ibuprofen, có thể gây ứ nước hoặc mất cân bằng điện.

Aspirin có thể làm tăng ù tai.

Nicotine trong thuốc lá có thể làm tăng các triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình, bởi vì nó làm giảm cung cấp máu cho tai trong bằng cách thắt mạch máu, nó cũng gây ra một sự gia tăng ngắn hạn huyết áp.

Điều trị bệnh rối loạn tiền đình:

Dùng thuốc: Tùy theo chẩn đoán của bác sỹ mà kê đơn cho bệnh nhân, nhưng hầu như trước tiên bệnh nhân cần sử dụng   thuốc làm giảm ngay các triệu chứng (Triệu chứng như thế nào thì sử dụng sản phẩm điều trị triệu chứng đó) ví dụ sử  dụng các thuốc kháng Histamin, kháng Cholineric hoặc chẹn kênh Calci: Funarizine, Cinarizine …

Vật lý trị liệu: Nếu có điều kiện thì kết hợp Xoa bóp bấm huyệt vùng đầu, cổ gáy đặc biệt là huyệt ế phong ở góc dưới rái tai (Tác động trực tiếp tới dây thần kinh tiền đình). Kéo dãn cột sống cổ.
Thường xuyên tập thể dục nhất là vùng đầu, cổ gáy. Tập đẩy hơi vào 2 tai bằng cách dùng 2 bàn tay áp vào 2 bên tai mỗi ngày 50-100 lần
Bệnh rối loạn tiền đình thường tiến triển mạn tính, do vậy trong quá trình chữa cũng như khi đã khỏi bệnh để   tránh tái phát cần lưu ý một số đặc điểm sau trong sinh hoạt:
  • Người bệnh nên tránh ngồi nhiều trong phòng lạnh, ít tiếp xúc với máy tính
  • Tập thể dục thường xuyên, hạn chế rượu bia, cà phê, thuốc lá.
  • Không nên quay cổ hoặc đứng lên ngồi xuống quá nhanh.
  • Tránh lái xe hoặc điều khiển máy móc có động cơ mạnh nếu thường xuyên bị  choáng váng.
  • Bệnh nhân cũng cần giảm căng thẳng, lo âu, tránh đọc sách báo khi ngồi ôtô, nên ngồi hoặc nằm ngay xuống nếu    cảm thấy chóng mặt.
  • Người bệnh tuyệt đối không được leo trèo cao và phải hợp tác với thầy thuốc để việc điều trị được tốt.
Dùng thảo dược

Bên cạnh việc dùng thuốc điều trị triệu chứng, bệnh nhân có thể sử dụng đông y để hỗ trợ giải quyết triệt để bệnh, làm giảm dần tần suất giữa các lần xuất hiện triệu chứng, tránh tái phát.

Phục thần (Poriae Cocos): Là vị thuốc đầu bảng dùng để trị rối loạn thần kinh nổi tiếng với ý nghĩa của cái tên (khôi phục lại thần kinh khỏe mạnh cho người bệnh), giúp trấn tĩnh, an thần kinh
Viễn chí (Polygala japonica): Có tác dụng an thần, ích trí dùng để chữa suy nhược thần kinh, ác mộng, hay quên, kinh sợ, hoảng hốt, kém ăn, ít ngủ, đần độn
Các tác dụng này được tăng cường khi phối hợp với tác dụng bổ khí, chống ra mồ hôi (Hoàng kỳ), bổ huyết, tăng cường lưu thông khí huyết (Đan sâm)… Khi được lựa chọn và bào chế dạng cao đậm đặc theo tỷ lệ phù hợp sẽ tạo nên công thức hiệu quả giúp lập lại cân bằng cho hệ tiền đình
Theo Tuấn Hưng

 Hãy gọi ngay cho chúng tôi theo đầu số 0934.565.675 / 0981.236.256 để được tư vấn loại bỏ đi những ưu tư, căng thẳng,tình trạng rối loạn tiền đình, suy giảm trí nhớ hay các bệnh lý do rối loạn thần kinh thực vật để phát huy hết tiềm năng trí tuệ cho chính bạn và gia đình mình !

[contact-form-7 id=”498″ title=”Đăng ký tư vấn”]

5 1 vote
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest

0 Các bình luận
Inline Feedbacks
View all comments
×
Đăng ký thành công!
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x