Trong xã hội hiện đại, bệnh rối loạn tiền đình ngày càng gặp nhiều. Bệnh có thể bị ở bất cứ độ tuổi nào từ người trưởng thành cho đến người già. Bệnh nhẹ, trung bình hay nặng tùy thuộc vào mỗi người nhưng nói chung đều trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và tiềm ẩn những biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân.

Vậy rối loạn tiền đình là gì? Rối loạn tiền đình có chữa không được không? Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị ra sao?

Rối loạn tiền đình là gì?

Tiền đình (hệ thống tiền đình) nằm ở sau hai bên hốc tai, liên kết giữa tai trong và não. Khi gặp một tác nhân hay chấn thương làm hỏng hệ thống này thì dẫn đến rối loạn tiền đình hay còn gọi là bệnh rối loạn tiền đình.

Để giữ thăng bằng cần phối hợp tốt của 3 hệ thống:

  • Hệ thống phản xạ tiền đình tủy sống
  • Hệ thống phản xạ tiền đình mắt
  • Hệ thống tiểu não

Như vậy chức năng chính của tiền đình là giữ thăng bằng cho cơ thể và các phối hợp cử động mắt, đầu và thân mình. Vì vậy người bị bệnh rối loạn tiền đình thường xuyên chóng mặt, hoa mắt, ù tai, giảm thính giác làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Tổn thương tiền đình chia làm hai loại:

Tổn thương tiền đình ngoại biên một bên

  • Chóng mặt ngoại biên: Khởi phát đột ngột
  • Buồn nôn
  • Nôn mửa
  • Động mắt ngang

Tổn thương tiền đình trung ương

  • Khi đi bộ có cảm giác: không vững, dễ vấp, dễ té
  • Chóng mặt trung ương: khởi phát chậm, nuôi bệnh kéo dài
  • Động mắt đứng

Triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình

Tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh mà biểu hiện triệu chứng của người bệnh khác nhau và tần suất gặp các triệu chứng cũng khác nhau. Về cơ bản, người bị bệnh rối loạn tiền đình có những triệu chứng và biểu hiện như sau:

  • Chóng mặt: Cảm giác chuyển động ảo, xoay, xoay tròn; hoa mắt, choáng váng, quay cuồng nhà cửa. Hay gặp nhiều hơn khi thay đổi tư thế đột ngột như vừa ngủ dậy, ngồi lâu đứng dậy hay leo cầu thang.
  • Mất thăng bằng: Khuynh hướng té ngã, người bệnh thường chỉ bị thoáng qua rồi lại đi lại và sinh hoạt như bình thường nên họ cố chịu đựng. Triệu chứng cứ lặp đi lặp lại, khỏi rồi lại bị, khỏi rồi lại bị làm họ khó chịu, khó khăn trong việc đi lại, ảnh hưởng không ít đến cuộc sống hằng ngày. 
  • Giảm thính giác, đau đầu, phản xạ chậm và sa sút trí nhớ: Vì tiền đình thuộc hệ thần kinh trung ương, liên kết giữa tai trong và não. Một khi liên kết bị tổn thương sẽ làm giảm phát tín hiệu lên hệ thống các dây thần kinh nên người bị rối loạn tiền đình thường phản xạ chậm và giảm thính giác, hay quên, lú lẫn. Triệu chứng này hay gặp nhiều và nặng hơn ở những người trung niên và người cao tuổi do hệ thống thần kinh trung ương đã bị già và lão hóa theo thời gian.
  • Triệu chứng khác như mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ, buồn nôn, ói mửa, căng thẳng, lo âu, trầm cảm…

Mặc dù các triệu chứng nêu trên là triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình, tuy nhiên khi bị một trong những triệu chứng đó chưa thể kết luận ngay được bệnh mà người bệnh nên đi thăm khám bác sĩ có kết luận chính xác, tìm đúng nguyên nhân và có cách chữa trị đúng hướng để tránh bệnh diễn biến phức tạp và biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Vậy khi nào thì người bệnh nên đi khám? Dấu hiệu của bệnh rối loạn tiền đình là gì?

  • Chóng mặt không rõ nguyên nhân, kéo dài một thời gian.
  • Ù tai, giảm thính giác.
  • Hay mất thăng bằng khi thay đổi tư thế đột ngột.
  • Mất ngủ, ngủ không ngon.

Rối loạn tiền đình không phải là một bệnh nặng nhưng diễn biến lâu dài và thầm lặng, vậy rối loạn tiền đình có nguy hiểm không?

  • Các triệu chứng của bệnh rối loạn tiền đình thường không rõ rệt và không trực tiếp nguy hiểm đến tính mạng người bệnh nên họ thường thờ ơ, cố gắng chịu đựng. Thế nhưng, không nhiều người biết rằng những biến chứng của bệnh thì nguy hiểm không lường. 
  • Với những người đang trong độ tuổi lao động, ngày ngày phải lái xe, làm việc với thiết bị  máy móc hay những công việc phải làm ở trên cao thì triệu chứng bệnh rối loạn tiền đình mất thăng bằng tư thế, chóng mặt có thể gây tai nạn nguy hiểm mà người bệnh không ý thức được mức độ nguy hiểm của nó.
  • Với người cao tuổi, hệ thống não bộ đã bị lão hóa thì chỉ cần một cú ngã nhẹ do hoa mắt chóng mặt cũng có thể dẫn đến tổn thương vùng não dẫn đến liệt hay những biến chứng nguy hiểm hơn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống bệnh nhân và người nhà bệnh nhân trong việc chăm sóc và chi phí điều trị.

Nguyên nhân của bệnh Rối loạn tiền đình

Bệnh rối loạn tiền đình có thể do nhiều nguyên nhân nhưng có thể tóm gọn thành những nhóm nguyên nhân sau:

  • Do thoái hóa một trong các cơ quan của hệ tiền đình dẫn đến tuần hoàn máu kém như tắc động mạch tiền đình, co thắt động mạch cột sống.
  • Do tác nhân gây bệnh bên ngoài như virus, vi khuẩn hoặc do tác dụng phụ của thuốc tây.
  • Do chấn thương vùng não
  • Do di truyền hoặc yếu tố môi trường. Một số nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng có sự liên quan chặt chẽ giữa người bị bệnh rối loạn tiền đình và môi trường sống, nơi làm việc của họ. Cụ thể với nhóm những người làm việc hay sống trong môi trường ô nhiễm tiếng ồn thì tỷ lệ mắc bệnh nhiều hơn so với nhóm còn lại. Ngoài ra stress cũng gây ra bệnh rối loạn tiền đình.

Điều trị rối loạn tiền đình

Hiện nay, bệnh rối loạn tiền đình có thể gặp từ trẻ em đến người lớn và người cao tuổi, do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy, trong Tây y tùy vào cơ địa bệnh nhân và thể  bệnh mà có những phác đồ điều trị riêng do chỉ định của bác sỹ để có hiệu quả tốt nhất. Khuyến cáo người bệnh không nên tự ý mua thuốc ở nhà điều trị mà không được bác sĩ kê đơn.

Một số thuốc điều trị triệu chứng

Thuốc chóng mặt giúp kiểm soát chóng mặt: anticholinergic drugs, Ức chế muscurinic receptor

  • Prochlorperazin
  • Betahistatine
  • Cinnarizine
  • Diazepam

Thuốc chống buồn nôn, nôn mửa: Ức chế dopamine receptor ở vùng CTZ

  • Domperidone
  • Metoclopramide
  • Promethazine

Các thuốc giảm triệu chứng nên ngừng dùng khi cơn chóng mặt hay buồn nôn, nôn giảm hẳn

Điều trị rối loạn tiền đình bằng Đông y

Trong y học cổ truyền, bệnh rối loạn tiền đình chia thành nhiều thể theo nguyên nhân: Can hỏa vượng, thể tâm tỳ hư, suy nhược (thận hư). Tùy từng nguyên nhân mà có những bài thuốc đông y điều trị phù hợp.

Vì ở cơ địa người trung niên hay người già mức đáp ứng thuốc giảm mà bệnh thường nặng, diễn biến phức tạp hơn so với người trẻ nên điều trị bằng tây y thường khó khăn hơn. Vì vậy việc dùng các sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược là sự lựa chọn tốt hơn cho người bệnh

Một số thảo dược, vị thuốc góp phần hỗ trợ điều trị: viễn chí, hoàng kỳ, đan sâm và cây đinh lăng, bạch quả.

Ngoài điều trị bằng thuốc thì lối sống lành mạnh và chế độ ăn uống cũng có vai trò quan trọng trong điều trị bệnh rối loạn tiền đình. Vậy rối loạn tiền đình nên làm gì và nên ăn gì để sống chung với bệnh một cách an toàn?

Rối loạn tiền đình nên làm gì?

  • Hạn chế ra đường trong giờ cao điểm, hạn chế leo cầu thang.
  • Nên ăn ngủ nghỉ đúng giờ giấc, tránh mất giấc.
  • Tập thể dục thường xuyên cải thiện lưu thông tuần hoàn máu lên não.
  • Ngoài ra người bệnh nên tập các bài tập phối hợp đầu, cơ thể và mắt.
  • Hạn chế ngồi làm việc trước máy tính trong thời gian dài.
  • Tránh nghe tai nghe với âm lượng lớn.
  • Duy trì lối sống lành mạnh.
  • Tập yoga hay thiền.

Rối loạn tiền đình nên ăn gì?

  • Các thực phẩm có thành phần nuôi dưỡng máu, cung cấp oxy cho tế bào: thực phẩm chứa sắt, chứa acid folic, giàu vitamin  như thịt bò, hải sản, cá hồi, lòng đỏ trứng gà, cà rốt, bí ngô, rau cần tây., các loại hoa quả bổ dưỡng như: nho, lựu, cam, bơ… 
  • Hạn chế các thực phẩm giàu chất béo, triglycerid, đồ chiên xào dầu mỡ nhiều, tránh ăn các đồ ăn nhanh.
  • Tránh đồ uống có ga, có cồn như rượu bia, cafe.
  • Uống đủ lượng nước mỗi ngày
Và cuối cùng người bệnh nên tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ kết hợp với lối sống lành mạnh, chế độ ăn hợp lý thì người bệnh rối loạn tiền đình sống chung với bệnh một cách an toàn và giảm thiểu được biến chứng của bệnh.
0 0 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest

0 Các bình luận
Inline Feedbacks
View all comments
×
Đăng ký thành công!
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x