A. Khi xuất hiện triệu chứng đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, buồn nôn…bạn thường làm gì?

Ảnh minh họa

1. Tự đoán bệnh sau đó mua thuốc uống thuốc tại nhà thuốc.

Các triệu chứng  ban đầu của rối loạn tiền đình như: hoa mắt, đau đầu, khó ngủ, ngủ không sâu bệnh nhân dễ lầm tưởng mình bị thiểu năng tuần hoàn não và tự điều trị theo hướng này làm bệnh có chiều hướng nặng hơn.

Nhóm thuốc hoạt huyết dưỡng não đang dùng hiện nay não có tác dụng chính là tăng cường tuần hoàn máu nhưng không điều trị được các nguyên nhân sâu xa gây ra rối loạn tiền đình như: thiếu máu, huyết áp thấp, xơ vữa động mạch, lo âu, căng thẳng…

Như vậy, chẩn đoán nhầm bệnh sẽ dẫn đến việc sử dụng thuốc không chính xác, nhóm thuốc hoạt huyết dưỡng não chỉ có tác dụng giảm các triệu chứng nhất thời của hội chứng mà không phòng tái phát và điều trị tận gốc các nguyên nhân gây bệnh làm cho bệnh tái phát nhiều lần khiến việc điều trị rơi vào vòng luẩn quẩn.

 2. Khám bác sĩ và điều trị theo y lệnh.

Khi bệnh tình đã nặng hơn, xuất hiện thêm các triệu chứng như chóng mặt, ù tai, mất thăng bằng, .. người bệnh mới đi gặp bác sĩ và điều trị theo y lệnh. Ngày nay, với bệnh nhân rối loạn tiền đình nặng việc sử dụng nhóm thuốc tân dược để cắt nhanh triệu chứng rối loạn tiền đình vẫn là ưu tiên
số một, song những thuốc này không nên sử dụng thường xuyên do nhiều tác dụng phụ.

Đối tượng mắc rối loạn tiền đình do thiếu máu, huyết áp thấp, mất ngủ, lo âu căng thẳng…việc sử dụng thuốc tân dược thường xuyên không phải là giải pháp tối ưu. Ngoài điều trị triệu chứng cần tìm ra nguyên nhân để có biện pháp điều trị và phòng tránh tái phát.

Một số nguyên nhân gây ra rối loạn tiền đình như: viêm dây thần kinh, u thần kinh, viêm tai giữa, u não,…bắt buộc phải can thiệp bằng các biện pháp y học hiện đại.

3. Tìm đến các thầy lang

Một số người bệnh có thói quen khám và uống thuốc của các thầy lang. Tuy nhiên, đa phần dược liệu được mua ngoài thị trường, không rõ nguồn gốc, không kiểm soát chất lượng và các chất bảo quản có thể gây độc cho cơ thể người. Hoạt chất có tác dụng điều trị trong dược liệu có thể không đảm bảo đủ hàm lượng đạt hiệu quả điều trị.

Hiện nay trên thị trường cũng có 1 số sản phẩm dành cho người mắc rối loạn tiền đình, nhưng cũng đều đi theo lối mòn giảm triệu chứng bệnh, không có công dụng phòng tránh tái phát bệnh cũng như giảm stress, một nguyên nhân rất lớn khiến bệnh rối loạn tiền đình nặng hơn.

Ta thấy, ngoài việc điều trị triệu chứng, cần chú trọng đến việc phòng tránh tái phát và giảm thiểu stress –  là yếu tố nguy cơ khiến bệnh trầm trọng.

B. Giải pháp cho người mắc rối loạn tiền đình

Ảnh minh họa

Giảm nhanh triệu chứng của bệnh; phòng tránh tái phát và an thần, giảm căng thẳng là phương pháp điều trị rối loạn tiền đình hiệu quả nhất.

1. Giảm nhanh các triệu chứng do rối loạn tiền đình

Phục thần, viễn chí, hoàng kì, đan sâm,… được kết hợp trong Y học cổ truyền có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng rối loạn tiền đình (đau đầu, chóng mặt, buồn nôn…) bằng cách kích thích tạo máu giúp tăng cường lưu lượng tuần hoàn, giảm tắc nghẽn do cục máu đông gây tắc nghẽn động mạch.

Ngoài tác dụng giảm nhanh triệu chứng rối loạn tiền đình, các thảo dược còn có công dụng tăng cường miễn dịch, tăng sức đề kháng và bồi bổ cho cơ thể người bệnh.

Những thảo dược quý này khi phối kết hợp lại thành công thức thảo dược giúp giảm nhanh các triệu chứng của bệnh, giảm căng thẳng và ngăn ngừa tái phát rối loạn tiền đình được bào chế chuyên biệt dưới dạng cao siêu đặc,  dạng viên nang giúp bệnh nhân thuận tiện hơn trong quá trình sử dụng, bảo quản và đáp ứng quy chuẩn về vệ sịnh an toàn thực phẩm .

  • Giúp tăng cường lưu thông máu vùng tiền đình, giúp làm giảm nhanh các triệu chứng của rối loạn tiền đình: nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, nặng đầu, khó tập trung, đặc biệt khi thay đổi tư thế từ nằm sang ngồi hoặc từ ngồi sang đứng.
  • Giúp làm giảm nhanh các triệu chứng của rối loạn tiền đình nặng: nôn, ói kéo dài, ù tai, giảm thính lực, choáng váng.
  • Giúp phòng cục máu đông, mảng xơ vữa động mạch, làm bền thành mạch, ngăn chặn cơn tai biến mạch máu não.

2. Phòng tái phát các cơn rối loạn tiền đình

Các cơn rối loạn tiền đình thường tái phát do cơ thể người bệnh bị suy yếu do thiếu máu hoặc do tổn thương thần kinh vì giải quyết nguyên nhân thiếu máu và bảo vệ tế bào thần kinh là vô cùng quan trọng.

  • Phục thần, viễn chí giúp định tâm, an thần, ổn định tình trạng rối loạn lo âu,căng thẳng, stress, giúp ngủ lâu và sâu giấc hơn sẽ ngăn chăn các nguy cơ gây ra rối loạn tiền đình tái phát.
  • Đương quy, xuyên khung, hoàng liên,…trị thiếu máu, tăng cường miễn dịch, lưu thông khí huyết nên giảm thiểu và ngăn ngừa rối loạn tiền đình tái phát.
  • Hoàng kì, đan sâm giúp bảo vững bền thành mạch, bảo vệ mô thần kinh giúp dây thần kinh số 8 dẫn truyền thông tin chính xác, khiến hệ thống tiền đình nhận đúng và thực hiện đúng mệnh lệnh, phòng tái phát rối loạn tiền đình.

3. An thần, giảm căng thẳng, tạo giấc ngủ sâu

Lo âu, căng thẳng là “thủ phạm” gây ra rối loạn tiền đình phổ biến nhất hiện nay. Để điều trị tận gốc hội chứng người bệnh cần ngủ đủ giấcvà có chế độ sinh hoạt hợp lý.

Phục thần kết hợp Viễn chí, đan sâm, hoàng kỳ còn có công dụng tăng dẫn truyền thần kinh, giảm lo âu, căng thẳng, tạo giấc ngủ sinh lý sâu và lâu giấc hơn cho người bệnh.

Hoàng liên, đương quy và xuyên khung giúp thanh nhiệt, tiêu độc, bồi bổ khí huyết, giúp lưu thông khí huyết tới các cơ quan tạng phủ tốt hơn, cải thiện nhanh chóng các ảnh hưởng của bệnh lý rối loạn tiền đình, rối loạn thần kinh thực vật đến cơ thể.

C. Chế độ sinh hoạt cho bệnh nhân rối loạn tiền đình

Ảnh minh họa

Người bệnh cần nắm rõ những triệu chứng mình sẽ gặp phải để lường trước và tránh những nguy hiểm có thể xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Từ đó có chế độ sinh hoạt phù hợp.

1. Chế độ nghỉ ngơi và làm việc

Ban đêm nên để đèn ngủ cho dễ nhìn sự vật chung quanh.

Không ngồi liên tục quá lâu, nhất là ngồi máy tính. Nếu bắt buộc phải ngồi lâu thì sau 2h bạn đứng lên và đi lại một chút.

Tránh ngoảnh cổ, đứng ngồi quá nhanh, không nên leo trèo cao và đọc sách báo khi ngồi trên xe hơi.

Cố gắng giảm các tác nhân gây căng thẳng, lo âu, hoảng hốt trong cuộc sống của bạn và cần tránh tiếp xúc với các chất liệu hoặc thực phầm có mùi vị kích thích.

Nếu thường hay bị choáng váng thì bạn không nên lái xe hoặc điều khiển máy móc có động cơ mạnh. 

Theo Trần Thảo

[contact-form-7 id=”498″ title=”Đăng ký tư vấn”]

2 1 vote
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest

0 Các bình luận
Inline Feedbacks
View all comments
×
Đăng ký thành công!
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x