Suy nhược thần kinh trong y học còn gọi là tâm căn suy nhược. Trước đây gọi là suy nhược thần kinh hay loại thần kinh suy nhược.

Bệnh suy nhược thần kinh là bệnh tâm căn phổ biến ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Ở Việt Nam bệnh thần kinh suy nhược chiếm 3 – 4%, ở các Phương Tây chiếm tới 5 – 10% số dân. Chiếm 60% trong số các bệnh tâm căn. Gặp ở người lao động trí óc nhiều hơn ở chân tay, ở thành thị lớn hơn ở nông thôn, nam chiếm nhiều hơn nữ, tuổi thường gặp 20-50 tuổi.

Là một loại bệnh phổ biến hiện nay mà nhiều người gọi nó là căn bệnh của thời đại, như người ta lo toan tính toán mất quá nhiều thời gian vào công việc để làm sao kiếm nhiều tiền, rất ít thời gian để nghỉ ngơi giải trí, mất đi sự thanh nhàn thêm vào đó có quá nhiều sang chấn tâm lý (Stress), đó là yếu tố thuận lợi để cho bệnh phát sinh, phát triển.

Bạn hay than phiền về tính dễ bị kích thích, hay mệt mỏi, âm ỉ đau đầu, giấc ngủ bị rối loạn, mất tập trung trong công việc, giảm hứng thú, có biểu hiện bằng trầm cảm, lo âu hoặc sợ hãi.

Dấu hiệu thường gặp nhất của suy nhược thần kinh là mệt mỏi. Mệt mỏi là trạng thái cơ thể mà mọi người đều có: Ở người bình thường do vận động thể lực quá độ, lao động thể lực quá nặng nề dẫn đến mệt mỏi. Mệt mỏi bình thường thì dễ phục hồi, chỉ cần có thời gian nghỉ ngơi điều chỉnh, bổ sung dinh dưỡng, ngủ một giấc sẽ lấy lại sức lực như cũ. Mệt mỏi do suy nhược thần kinh thì dường như không có nguyên nhân, nghỉ ngơi bồi dưỡng thế nào cũng không thể phục hồi được thể lực, thậm chí càng ngủ càng cảm thấy suy yếu, không có sức.

Sự mệt mỏi tăng lên sau hoạt động trí óc hoặc do suy yếu cơ thể. Đi kèm với mệt mỏi là trạng thái tinh thần bực bội khó chịu, không yên, nằm trên giường cứ suy nghĩ lung tung, khó đi vào giấc ngủ. Khả năng làm việc giảm sút do tình trạng mệt mỏi, do mất khả năng tập trung. Các cơ quan khác của cơ thể cũng thường cảm thấy khó chịu, như tim hồi hộp đập nhanh, tức ngực thở gấp, chán ăn, khó chịu ở dạ dày, đôi khi tiêu chảy, táo bón, kinh nguyệt không đều, chóng mặt, thiếu máu v.v… khiến người bệnh hoài nghi có bệnh nặng trong cơ thể, nhưng khi kiểm tra kết quả nhiều lần chỉ phát hiện một vài vấn đề rất nhỏ, không tương xứng với mức độ mệt mỏi mà họ cảm nhận được.

        Một biểu hiện rất thường gặp nữa của suy nhược thần kinh là người bệnh luôn nghi ngờ mình có bệnh. Chứng nghi bệnh có thể phát sinh chính từ cảm giác mệt mỏi khó giải thích được của họ. Có thể do những cảm giác khó chịu nào đó trong cơ thể, hoặc từ những kiến thức đọc được trong sách báo, trên mạng internet mà lo sợ mình mắc bệnh, như khi đau đầu cho là hay là mình bị u não, hồi hộp cho là bị bệnh tim, đầy hơi khó chịu trong dạ dày cho là bị viêm loét hoặc ung thư dạ dày. Mặc dù đã được khám toàn diện cẩn thận xét nghiệm nhiều lần, thậm chí chụp CT, điện não đồ, kiểm tra cộng hưởng từ… đều cho thấy các tổ chức cơ quan hoàn toàn tốt, nhưng vẫn không thể loại bỏ được hoài nghi trong đầu người bệnh, họ cho rằng bệnh của mình rất đặc biệt, hoặc kiểm tra có thể bị nhầm, cho nên vẫn tiếp tục tìm bác sĩ nổi tiếng để kiểm tra bằng những phương pháp cao cấp hơn, hy vọng có thể biết được mình bị bệnh gì.

Nguyên nhân gây bệnh suy nhược thần kinh

Bệnh  suy nhược thần kinh xuất hiện do chấn thương tâm lý kéo dài.

Stress

Stress là nguyên nhân dẫn đến suy nhược thần kinh

Thường là nhiều sang chấn tích lại, cường độ thường trường diễn, làm cho người bị sang chấn luôn ở trạng thái lo âu, áy náy, căng thẳng nội tâm. Trạng thái đó không tìm ra được phương hướng giải quyết, tức là người bệnh luôn ở trạng thái tự kiềm chế, ức chế (lúc đầu còn bù trừ, nhưng về sau do một yếu tố không thuận lợi, bệnh phát sinh).

Suy nhược thần kinh phải có stress tâm lý, nếu không chỉ là hội chứng suy nhược.

Nguyên nhân chính của bệnh là sự căng thẳng cảm xúc kéo dài dẫn đến suy nhược thần kinh. Gọi là bệnh tâm căn suy nhược, nếu bệnh chủ yếu do chấn thương tâm thần gây ra. bệnh tâm căn suy nhược là một trạng thái mệt mỏi, dễ bị kích thích, kèm theo lo âu.

Do những nhân tố gây chấn thương tâm thần tác động trên người bệnh, thông thường cường độ không mạnh lắm nhưng kéo dài. Nguyên nhân chủ yếu là do các chấn thương tinh thần và hoàn cảnh xung quanh kéo dài như mâu thuẫn giữa quyền lợi cá nhân và yêu cầu xã hội, thất bại trong công việc và đời sống, mâu thuẫn và bất hòa với tập thể, bị nghi ngờ oan uổng, mâu thuẫn trong đời sống cá nhân và gia đình, thất bại trong tình yêu, vợ chồng không hòa hợp, con cái bị tàn tật, bị hư hỏng, người thân chết, xung đột giữa nhân cách người bệnh với môi trường sinh sống xung quanh. Yếu tố chấn thương tinh thần gây bệnh có thể ít hay nhiều, thường gặp chấn thương trường diễn kế tục nhau hoặc kết hợp với nhau.

Bệnh suy nhược thần kinh thường xuất hiện từ từ sau một thời gian sang chấn và biểu hiện rõ khi gặp thêm một nhân tố thúc đẩy. Các nhân tố thúc đẩy như loại hình thần kinh yếu, lao động trí óc quá mức, quá mệt mỏi, cuộc sống quá căng thẳng, nơi sống và nơi làm việc có nhiều nhân tố kích thích, tiếng ồn, điều kiện làm việc phức tạp, những bệnh viêm nhiễm mạn tính: viêm mũi, viêm túi mật, viêm loét dạ dày, viêm đại tràng; những bệnh nhiễm độc mạn tính: nhiễm độc rượu, thiếu dinh dưỡng kéo dài, kiệt sức, thiếu ngủ lâu ngày.

Nhân cách

Theo Paplov, thường gặp ở loại hình trung gian yếu hay loại mạnh không thăng bằng, tính cách lặn vào trong (introvertre), Biểu hiện thường luôn luôn trật tự, ngăn nắp, ít xã giao, luôn thận trọng, hay tự kiểm tra mình, hay lo xa nghĩ kỹ.

Môi trường cơ thể

Đóng vai trò khởi tác phương thức tác động:

  • Khởi tác thúc đẩy, đẩy giai đoạn bù trừ đến mất bù trừ.
  • Làm suy yếu, yếu tố cơ thể và hoạt động thần kinh cao cấp, tạo điều kiện cho stress tác dụng gây bệnh. Ví dụ như : vợ chồng ly hôn, đột nhiên bệnh nhân bị sốt xuất huyết rồi xuất hiện thần kinh suy nhược. Cần hiểu nguyên nhân do stress hay do sốt xuất huyết.

Cơ chế phát sinh suy nhược thần kinh rất phức tạp, theo các thầy thuốc Nga từ lúc bắt đầu mắc bệnh đến khi hình thành các thể lâm sàng, quá trình sinh ký não biến đổi qua 3 giai đoạn. Mỗi giai đoạn tương ứng với dấu hiệu lâm sàng nhất định, bệnh lý chủ yếu của bệnh tâm căn suy nhược là rối loạn liên hệ lưới – vỏ não. Do đó các dòng xung đột từ bên ngoài vào không được sàng lọc qua tổ chức lưới thân não dồn cả lên vỏ não. Vì thế vỏ não không chịu đựng nổi dẫn đến sự suy yếu ức chế, suy yếu quá trình hưng phấn và cuối cùng hậu quả của sự quá căng thẳng quá trình thần kinh tâm thần trong vỏ não đi đến sự ức chế giới hạn.

Giai đoạn đầu do tính chất suy yếu quá trình ức chế trong bệnh cảnh lâm sàng biểu hiện trạng thái kích thích, bùng nổ, khí sắc dao động trong ngày, mất tập trung, khó ngủ. Giai đoạn hai suy yếu quá trình hưng phấn, biểu hiện chống mệt mỏi, bối rối, giảm chú ý, đau đầu, dễ cảm xúc. Giai đoạn ba ức chế, giới hạn bảo vệ tế bào thần kinh não, tránh những kích thích quá mức, hậu quả là suy yếu cả quá trình ức chế và quá trình hưng phấn, biểu hiện trạng thái ức chế, bàng quan, vô cảm hoặc trầm cảm, có khuynh hướng phát sinh ám ảnh sợ. Các giai đoạn sinh lý bệnh trên trong quá trình thay đổi gây nên các triệu chứng rất đa dạng và phức tạp.

Hãy gọi ngay cho chúng tôi theo đầu số 0934.565.675 / 0981.236.256 để loại bỏ đi những ưu tư, căng thẳng,mệt mỏi do suy nhược thần kinh hay các bệnh lý do rối loạn thần kinh thực vật gây ra để phát huy hết tiềm năng trí tuệ cho chính bạn và gia đình mình !

2 1 vote
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest

0 Các bình luận
Inline Feedbacks
View all comments
×
Đăng ký thành công!
0
Would love your thoughts, please comment.x
()
x